Thuyết minh báo cáo tài chính |
Thứ tư, 09 / 03 / 2011 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hình thức sở hữu vốnCông ty cổ phần Cơ khí Chế tạo Hải Phòng (gọi tắt là "Công ty") là Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 188/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc chuyển Nhà máy Cơ khí chế tạo Hải Phòng thành Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo Hải Phòng. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000684 ngày 09/01/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 26/06/2008. Theo đó: Tên giao dịch: HAIPHONG MACHINERY MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CKHP Tổng số vốn điều lệ: 10.376.260.000 VND Trong đó: - Vốn Nhà nước: 1.037.690.000 VND (chiếm 10% vốn điều lệ) - Vốn cổ đông khác: 9.338.570.000 VND (chiếm 90% vốn điều lệ) Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động chính thức: - Sản xuất và kinh doanh máy công cụ, thiết bị công nghiệp, các loại máy giặt, điều hoà nhiệt độ và các thiết bị lạnh; - Sản xuất kinh doanh phụ tùng, linh kiện, động cơ của các loại máy công cụ, thiết bị công nghiệp, ô tô, xe máy, máy giặt, điều hoà nhiệt độ và các thiết bị lạnh. 2. KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). 3. CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy định của Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán có liên quan tại Việt Nam. Báo cáo tài chính kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam. 4. TÓM TẮT CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU 4.1 Ước tính kế toán Việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập Báo cáo tài chính cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra. 4.2 Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền: Phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Công ty tại thời điểm 31/12/2010 bao gồm: tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Các khoản tương đương tiền: Phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định tại thời điểm 31/12/2010 và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó. 4.3 Nguyên tắc chuyển đối ngoại tệ Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 10 - Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trong năm, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá phát sinh được phản ánh vào doanh thu (chi phí) hoạt động tài chính. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Công ty không còn số dư các khoản tiền và công nợ bằng ngoại tệ. 4.4 Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền quý. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty được đánh giá theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Giá thành được tập hợp cho từng loại sản phẩm. Tập hợp chi phí và tính giá thành theo quý. Giá thành của từng sản phẩm được xác định bằng tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm. 4.5 Tài sản cố định hữu hình và khấu hao Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định theo giá gốc, ngoại trừ các tài sản cố định được đánh giá tại thời điểm thực hiện Cổ phần hóa doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với các quy định của Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thời gian tính khấu hao cụ thể của các loại tài sản như sau:
4.6 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 4.7 Các khoản chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, ngoại trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định của Chuẩn mực kế toán Chi phí đi vay (chuẩn mực số 16) ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong năm, công ty có huy động vốn vay của các cá nhân với mức lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi phí lãi vay ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ tương ứng với mức lãi suất vượt quá này ước tính khoảng hơn 20.000.000 VND. 4.8 Ghi nhận chi phí phải trả Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ. Chi phí phải trả bao gồm các khoản chi phí lãi vay phải trả lũy kế đến 31/12/2010, và chi phí khác thực tế phát sinh nhưng đến thời điểm 31/12/2010 chưa có hóa đơn. Ngoài ra, tại 31/12/2010 công ty phản ánh khoản lãi dự thu của tiền gửi có kỳ hạn là 20.166.667 VND vào khoản chi phí phải trả. 4.9 Dự phòng phải trả Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc. Công ty trích Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm với tỷ lệ là 03% tính trên tổng quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội năm nay theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính và hạch toán vào chi phí trong kỳ. 4.10 Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu của Công ty bao gồm vốn góp của Nhà nước (10% vốn điều lệ) và vốn góp của các cổ đông khác trong và ngoài Công ty (90% vốn điều lệ) được ghi nhận theo số vốn góp thực tế tính theo mệnh giá cổ phiếu. Trong năm, Công ty tiến hành phân phối lợi nhuận năm 2010 theo Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty ngày 31/12/2010, cụ thể như sau:
Tải về Báo cáo kiểm toán 2010
|