Danh sách cổ đông mời dự họp ĐHĐCĐ lần thứ XXII ngày 08/3/2024 |
Thứ năm, 29 / 02 / 2024 |
|
|
Học bổng ngành cơ khí ứng dụng tại Đức |
Thứ tư, 04 / 08 / 2010 |
Khoa công nghệ cơ khí, ĐH công nghệ Darmstadt, Đức thông báo cấp một số suất học bổng tiến sĩ ngành cơ khí ứng dụng trong bốn năm.
Học bổng bao gồm học phí, sinh hoạt phí cạnh tranh và chi phí nghiên cứu tại Đức.
Điều kiện:
- Tốt nghiệp ĐH loại khá/giỏi ngành toán, cơ khí, vật lý
- Tiếng Anh thành thạo, TOEFL từ 550 trở lên
- Biết tiếng Đức là một lợi thế
- Ưu tiên phụ nữ
|
Đọc thêm
|
Cơ khí: Mục tiêu trong tầm tay |
Thứ tư, 04 / 08 / 2010 |
Chỉ trong thời gian ngắn, ngành cơ khí chế tạo đã có sự phát triển ấn tượng, đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu trong nước và từng bước trở thành ngành mũi nhọn xuất khẩu mới.
Lấy lại thị trường
Các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cơ khí chế tạo như Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Lắp máy (Lilama), Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE)
đều đặt ra mục tiêu phát triển khá cao cho năm 2006. Chỉ tiêu doanh thu của Vinashin và Lilama năm nay nhiều hơn tới một nửa so với kết quả thực hiện trong năm trước. Còn với MIE, tuy khiêm tốn hơn nhưng chỉ tiêu doanh số cũng tăng trên 20%. Trên đây chỉ là một vài cái tên được ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Công nghiệp, nhắc đến để minh họa cho sự vươn lên của ngành cơ khí, với tốc độ phát triển bình quân trên 30% mỗi năm và hiện chiếm hơn một phần năm giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp.
|
Đọc thêm
|
Ngành cơ khí gặp khó khi hội nhập |
Thứ tư, 04 / 08 / 2010 |
- Năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí Việt Nam được đánh giá là không cao. Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào bảo hộ bị bãi bỏ thì ngành cơ khí sẽ gặp nhiều khó khăn.
Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công nghiệp) cho biết, theo bảng xếp loại về khả năng cạnh tranh, chia làm 3 nhóm gồm: nhóm có khả năng cạnh tranh; nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện và nhóm có khả năng cạnh tranh thấp, thì ngành cơ khí Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 6 trong số 19 ngành hàng thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện.
Ngay trong các chuyên ngành có khả năng cạnh tranh được như là chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, máy động lực cỡ nhỏ dưới 30 mã lực, chế tạo thiết bị toàn bộ, động cơ điện, dây và cáp điện... cũng đòi hỏi phải được hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, tăng cường tiếp cận và mở rộng thị trường nhiều nữa thì mới có khả năng hội nhập hiệu quả.
|
Đọc thêm
|
Mỗi năm nhập 18 tỷ USD hàng cơ khí |
Thứ tư, 04 / 08 / 2010 |
Công nghiệp cơ khí Việt Nam đóng vai trò lớn, chiếm 30 - 40% kim ngạch xuất nhập khẩu công nghiệp nhưng mỗi năm vẫn phải nhập 18 tỷ USD, trong khi có nhiều sản phẩm ta hoàn toàn làm được.
Đáng chú ý, ngành chế tạo cơ khí của Việt Nam mới chủ yếu cung cấp được một số thiết bị cho nhà máy điện trong nước mà chưa vươn ra được với thế giới. Tại hội thảo “Tiềm năng chế tạo thiết bị phụ trợ cho công nghiệp cơ khí Việt Nam” mới diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thẳng thắn đánh giá tiềm năng cũng như những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo cơ khí phục vụ cho công nghiệp năng lượng.
Theo đó, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá có khả năng phát triển ngành cơ khí thuận lợi hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng từ trước đến nay ta mới lo được 38% còn lại hoàn toàn phải nhập khẩu.
Đặc biệt, trong công nghiệp ngành cơ khí đóng vai trò lớn, chiếm 30 - 40% trong kim ngạch xuất nhập khẩu công nghiệp nhưng mỗi năm vẫn phải nhập 18 tỷ USD, trong khi có nhiều sản phẩm ta hoàn toàn làm được.
|
Đọc thêm
|
|
|
|
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 Tiếp theo > Cuối >>
|